Xổ Số Hồ Chí Minh

Thuật ngữ nuôi dạy con cái nhẹ nhàng được tác giả người Anh Sarah Ockwell-Smith, khai sinh năm 2016. sp666

【sp666】Làm gì khi nuôi dạy con nhẹ nhàng không hiệu quả?

Thuật ngữ nuôi dạy con cái nhẹ nhàng được tác giả người Anh Sarah Ockwell-Smith,àmgìkhinuôidạyconnhẹnhàngkhônghiệuquảsp666 khai sinh năm 2016. Kể từ đó, cách nuôi dạy con nhẹ nhàng đã trở thành một từ thông dụng và được vô số gia đình áp dụng.

Khái niệm về cách nuôi dạy con nhẹ nhàng dựa trên nguyên tắc tôn trọng trẻ, tính đến quan điểm của trẻ, đồng cảm và xác nhận, đồng thời xây dựng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái thông qua những trải nghiệm tích cực.

Tuy nhiên, không phải khi nào phương pháp này cũng hiệu quả. Nhiều bậc cha mẹ cho biết, cách nuôi dạy con nhẹ nhàng không có tác dụng với cá nhân con họ.

Các nhà tâm lý học cũng nhận thấy, chiến lược nuôi dạy con nhẹ nhàng có thể không hiệu quả đối với những hành vi nghiêm trọng, mang tính thách thức của trẻ, nhất là nhóm trẻ hay gây hấn, có tính chống đối hoặc khó quản lý.

Phải làm gì khi cách nuôi dạy con nhẹ nhàng không hiệu quả?

Mặc dù các nguyên tắc chung của việc nuôi dạy con nhẹ nhàng có thể được nhiều bậc cha mẹ đồng tình nhưng chính những bậc cha mẹ này vẫn có thể cảm thấy lúng túng trong trường hợp trẻ không hợp tác.

Theo nhà tâm lý học lâm sàng Cara Goodwin, giáo sư ngành tâm lý trẻ em của ĐH North Carolina, Mỹ, cha mẹ cần có 4 biện pháp sau đây để đối phó.

Sử dụng thuật ngữ "hậu quả"

Các nhà nghiên cứu chỉ ra hậu quả hợp lý có liên quan đến hành vi giúp cải thiện sức khỏe tâm thần ở trẻ em. Hậu quả hợp lý có thể bao gồm bất kỳ hành động nào như: bắt trẻ dừng chơi để lấy túi nước đá hoặc băng bó cho một đứa trẻ khác mà chúng làm tổn thương hoặc rời khỏi sân chơi khi trẻ không tuân thủ các quy tắc.

Sử dụng "Sự chú ý có chọn lọc" và "Sự phớt lờ theo kế hoạch"

Nghiên cứu cho thấy, sự chú ý là một công cụ nuôi dạy con cái rất mạnh mẽ. Để sử dụng sự chú ý nhằm cải thiện hành vi của con bạn và giúp việc nuôi dạy con cái hàng ngày trở nên dễ dàng hơn, hãy cố gắng chú ý nhiều hơn tới hành vi tích cực hơn là hành vi tiêu cực.

Ví dụ, nếu con bạn gào thét để thu hút sự chú ý của bạn, hãy cố gắng chú ý và khen ngợi chúng bất cứ khi nào chúng sử dụng tông bình thường. Tuy nhiên, nếu chỉ chú ý và khen ngợi hành vi tích cực dường như không hiệu quả, bạn có thể bỏ qua những hành vi sai trái nhỏ hơn, chẳng hạn như than vãn, quấy khóc, tranh cãi nhẹ nhàng hoặc hỏi đi hỏi lại những câu hỏi giống nhau - điều này được gọi là bỏ qua có kế hoạch.

Hầu hết các chương trình nuôi dạy con dựa trên nghiên cứu, chẳng hạn như liệu pháp tương tác giữa cha mẹ và con cái (PCIT), khuyên cha mẹ nên bỏ qua những hành vi thách thức nhỏ. Nghiên cứu phát hiện ra rằng kiểu phớt lờ hành vi nhỏ này có liên quan đến hành vi được cải thiện và giảm tình trạng không tuân thủ.

Sử dụng chiến lược "tạm dừng"

Nghiên cứu cũng chỉ ra, phương pháp "tạm dừng" rất hiệu quả trong việc cải thiện hành vi của trẻ. Hơn thế nữa, việc tạm dừng hữu ích vào những thời điểm cha mẹ có nguy cơ áp dụng các biện pháp kỷ luật khắc nghiệt hơn với trẻ. Ví dụ, khi bạn cảm thấy bị kích động, việc tạm dừng có thể giúp bạn có cơ hội bình tĩnh lại để giải quyết một cách hiệu quả một tình huống khó khăn.

Một nghiên cứu phát hiện ra, các chiến thuật kỷ luật khắc nghiệt, chẳng hạn như la mắng hoặc đánh đập trừng phạt, có liên quan đến tình trạng sức khỏe tâm thần tồi tệ hơn ở trẻ em. Nếu thời gian tạm dừng giúp bạn và con bạn có cơ hội bình tĩnh lại trước khi sử dụng các chiến lược này, thì đó có thể là lựa chọn phù hợp cho bạn và gia đình.

Chia sẻ cảm xúc với con

Giống như trẻ, cha mẹ có những cảm xúc, nhu cầu và mong muốn quan trọng. Nhiều người ủng hộ cách nuôi dạy con nhẹ nhàng gợi ý rằng cha mẹ không bao giờ nên chia sẻ quá nhiều cảm xúc với con mình khi chúng cảm thấy buồn hoặc tức giận vì điều này có thể gây ra sự phụ thuộc lẫn nhau.

Trên thực tế, không có bằng chứng nào cho thấy việc chia sẻ cảm xúc một cách trung thực với trẻ có tác động tiêu cực. Một số bằng chứng cho thấy việc che giấu cảm xúc của bạn với con có liên quan đến căng thẳng ở trẻ em và gây căng thẳng cho mối quan hệ cha mẹ và con cái.

Thùy Linh(Theo Psychology Today)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap